Nhiễm khuẩn tiết niệu là một bệnh đường tiết niệu phổ biến xảy ra ở cả nam và nữ. Nếu không điều trị dứt điểm không chỉ ảnh hưởng đến các cơ quan trong hệ tiết niệu. Mà còn làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe. Dưới đây là những phương pháp điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu không nên bỏ qua
Một số nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu
Loại vi khuẩn chủ yếu gây nên nhiễm khuẩn đường tiết niệu là Escherichia coli-Một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong hệ tiêu hóa,chúng có thể di chuyển từ hậu môn sang niệu đạo và gây bệnh, đặc biệt ở nữ giới do niệu đạo gần với âm đạo nên càng có nguy cơ cao nhiễm khuẩn. Đầu tiên xâm nhập vào niệu đạo. Sau đó nhiễm khuẩn ngược dòng lên bàng quang và gây nhiễm trùng toàn bộ hệ tiết niệu.
Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu :
- Do cấu tạo hệ tiết niệu: Niệu đạo của phụ nữ ngắn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn di chuyển từ niệu đạo đến bàng quang dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Hoạt động tình dục không lành mạnh
- Do áp dụng một số biện pháp kiểm soát sinh sản: Sử dụng màng tránh thai hay thuốc diệt tinh trùng.
- Phụ nữ bước sang thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn phụ nữ ở độ tuổi khác.
- Phụ nữ trải qua mổ đẻ có nguy cơ bị viêm nhiễm đường tiết niệu cao hơn so với phụ nữ sinh thường. .
- Một số bệnh lý có thể dẫn tới sự tắc nghẽn nước tiểu : sỏi thận hoặc bệnh tăng sinh tuyến tiền liệt
- Người bệnh bị suy giảm hệ thống miễn dịch cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh hơn so với những người khỏe mạnh.
- Người bệnh vừa phẫu thuật phải đặt ống thông tiểu cũng là một nguy cơ gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Một số phương pháp phẫu thuật tiết niệu cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm do sử dụng các dụng cụ y tế,…
Các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu
- Cảm giác buồn tiểu,mót tiểu,tiểu nhiều lần nhất là vào ban đêm
- Tiểu buốt,tiểu rắt,cảm giác buồn tiểu nhưng lượng nước tiểu lại rất ít
- Nước tiểu có mùi hôi nồng,có lẫn máu trong trường hợp nặng
- Đau tức bụng dưới,đau vùng xương chậu ( với những trường hợp này cần cẩn trọng vì bệnh đã tiến triển sang mức độ nghiêm trọng )
- Sốt nhẹ,ớn lạnh. Nôn hoặc buồn nôn
Những phương pháp điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu không nên bỏ qua
Hiện nay,sử dụng thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu được sử dụng rộng rãi . Tuy nhiên, tùy vào từng mức độ của bệnh. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để có thể đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Tránh tự ý mua thuốc điều trị, lạm dụng thuốc kháng sinh để dẫn đến những hậu quả đáng tiếc
Đối với những trường hợp nhiễm trùng đơn giản
Điều trị thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ có thể kèm theo giảm đau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Các triệu chứng sẽ giảm đáng kể. Sau khi hết thuốc bệnh nhân phải khám lại và làm theo chỉ định của bác sĩ.
Đối với những trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng hơn
Bệnh nhân có thể phải điều trị bằng thuốc kháng sinh trong thời gian lâu hơn thâm chí còn phải điều trị tại viện bằng truyền tĩnh mạch
Phòng bệnh hơn chữa bệnh,để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu, các bạn cần chú ý những điều sau:
- Thường xuyên uống nước để cơ thể dễ dàng loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu
- Nên ăn những loại thực phẩm hỗ trợ khả năng chống nhiễm khuẩn của cơ thể như tỏi, sữa chua, việt quất, cam quýt,…
- Vệ sinh vùng kín đúng cách, nhất là đối với phụ nữ. Hãy lau “cô bé” từ trước ra sau. Không nên lau từ sau ra trước để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
- Không nên sử dụng những sản phẩm dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn mạnh.
- Loại bỏ thói quen nhịn tiểu.
- Trong trường hợp bệnh nhân từng bị hoặc đang bị sỏi thận phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe để kiểm soát tốt nhiễm trùng đường tiểu và kịp thời xử lý loại bỏ sỏi.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu, hi vọng các bạn sẽ có được kiến thức để phòng ngừa và phương pháp điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu đạt hiệu quả tối ưu. Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm!
Mọi giải đáp thắc mắc xin gọi HOLINE : 18008115 hoặc 0987976996 để được tư vấn
Y tế AZ nhập khẩu và phân phối thiết bị y tế chính hãng!
Mọi thông tin chi tiết xin truy cập Website : https://thietbiyteaz.vn/
Hệ thống cơ sở
Hà Nội: Số 132 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
HCM: Số 118 Hòa Bình – P. Hòa Thạch – Q. Tân Phú – TP.HCM
Huế: Số 140 Phan Bội Châu – P.Trường An – TP.Huế
☎ HOTLINE: 098.1881.038
Xem thêm:
Máy đo huyết áp nhập khẩu Italia